70% khiếu kiện kéo dài, phức tạp tại Hà Nội liên quan đến đất đai

- Advertisment -

Sáng 11/3, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết quý I/2022, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2022.

Trong quý I/2022, Ban Chỉ đạo 15 Thành ủy và các quận, huyện, thị ủy đã thực hiện nhiều giải pháp mới và tập trung thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết các vụ khiếu nại tập trung đông người , phức tạp, tồn đọng. Tích cực tiếp công dân, giải quyết đơn, thư, đảm bảo các kỳ cuộc, hội nghị diễn ra trên địa bàn thành phố…

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông cho biết, thực tế cho thấy, có khoảng 70% số vụ việc khiếu kiện kéo dài và phức tạp của thành phố liên quan đến đất đai.

Những năm qua, do quá trình đô thị hóa cần thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, nên trên địa bàn thành phố có nhiều dự án phải thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng liên quan đến lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp.

Để tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi thực hiện chính sách này, các đơn vị, địa phương cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu; đồng thời, lãnh đạo các địa phương cần lắng nghe, quan tâm giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ đầu để tránh diễn biến phức tạp.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá cao sự vào cuộc trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.

Thời gian qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn thành phố an toàn, trong đó có đóng góp của các địa phương trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của thành phố, đặc biệt các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã đã trực tiếp đối thoại với người dân, không để các vụ việc khiếu kiện vượt cấp lên thành phố.

 70% khiếu kiện kéo dài, phức tạp tại Hà Nội liên quan đến đất đai  - Ảnh 1.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu tại Hội nghị

Về nhiệm vụ thời gian tới, ông Nguyễn Văn Phong cho biết, theo dự báo, tình hình trong nước cũng như thành phố còn nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19, các địa phương cần tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp kéo dài, trong đó có các dự án giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, cần chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở Đảng.

Đồng thời, các địa phương liên quan cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, rác thải rắn trên địa bàn thành phố để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại các địa phương.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho thành phố Hà Nội xây dựng đường vành đai 4, trong đó việc hoàn thành giải phóng mặt bằng về cơ bản sẽ hoàn thành vào năm 2026 (cả trên cao và mặt bằng).

Vì thế, khối lượng công việc rất lớn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, đòi hỏi sự vào cuộc của các địa phương, đơn vị liên quan nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu và thực hiện chủ trương lớn này của thành phố.

“Các địa phương giải quyết các nhiệm vụ trong thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU phải gắn với kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, trong đó, chú trọng củng cố và phát triển hệ thống tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở. Công tác điều động, luân chuyển, quy hoạch và bố trí cán bộ của các địa phương cũng cần phải gắn với thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU để tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền ở cơ sở, phát huy được vai trò của người đứng đầu cấp ủy”, ông Nguyễn Văn Phong yêu cầu.

Theo Phó Bí thư Thành ủy, từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các địa phương cần chú trọng giải quyết những vụ việc phức tạp ngay từ ban đầu và phải giải quyết triệt để, không để tồn tại kéo dài. Trong đó, Ban Cán sự đảng UBND thành phố cần sớm rà soát lại những bất cập, khó khăn, vướng mắc liên quan đến các sở, ngành của thành phố về vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, sớm triển khai đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong tích hợp giải quyết các đơn thư của người dân.

Phó Bí thư Thành ủy cũng lưu ý, hiện nay, tình trạng tranh chấp tại các tòa nhà chung cư diễn ra phổ biến do tốc độ đô thị hóa nhanh. Đây là vấn đề tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, nên các địa phương cần quan tâm giải quyết, trong đó chú trọng củng cố và xây dựng các tổ chức chính trị – xã hội tại đây.

Nguồn: CafeF

Tin Liên QuanMUST READ

TIN MỚI NHẤT

Các chuyên gia đều cho rằng không có hệ thống nào bảo mật 100% và sự cố bị tấn công của VNDIRECT là bài học cho tất cả doanh nghiệp, tổ chức cũng như người dùng.
“Có phần” từ Lô B - Ô Môn Với sự đốc thúc liên tục của các cơ quan...
Kỳ vọng lợi nhuận tăng bằng lần Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, trong...
Yêu cầu này vừa được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
- Advertisement -

Doanh thu Bancassurance giảm sâu

Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm quy...

Tòa án Mỹ: Sony không ăn cắp bằng sáng chế tay cầm chơi game

Sony vừa thắng vụ kiện nửa tỉ USD liên quan đến bằng sáng chế tay cầm chơi game.
- Advertisement -