Doanh nghiệp Việt có tìm được chỗ đứng tại triển lãm lớn nhất ngành F&B?

- Advertisment -

Doanh nghiệp Việt và chiến lược đa dạng hoá thị trường

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2/2023 đạt trên 3,4 tỷ USD, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 11,99 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu khoảng 6,28 tỷ USD. Sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nhật Bản đứng thứ 3 trong số thị trường lớn nhất tiêu thụ nông lâm thuỷ sản Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 563 triệu USD (chiếm 9,0%).

Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều mặt hàng đã đạt giá trị “tỷ đô”, thậm chí cả “chục tỷ đô”, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

Kết quả có được là nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc chủ động tìm kiếm thị trường mới, cùng với các chính sách xuất khẩu chính ngạch. Các doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu nông sản năm nay sẽ có mức tăng trưởng khoảng 20% so với năm ngoái.

Tìm chỗ đứng trong cuộc trình diễn lớn nhất ngành F&B thế giới

Mặc dù đã có những kết quả tích cực và là quốc gia có nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu top đầu thế giới, tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, vị thế nông sản Việt vẫn nhạt nhòa trên thị trường quốc tế. Theo đó, để người tiêu dùng thế giới “nhớ mặt đặt tên”, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt còn rất nhiều việc phải làm.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, thực tế khó xây dựng thương hiệu một phần do nông sản Việt vẫn đang xuất khẩu ở dạng thô, sơ chế thấp. Điều này dẫn đến giá xuất khẩu và giá đến tay người tiêu dùng còn khoảng cách xa. Vì vậy, sản phẩm Việt Nam cần xây dựng chỗ đứng trên thị trường. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, doanh nghiệp không chỉ bán được hàng mà phải bán được hàng có thương hiệu.

Tham gia hội chợ quốc tế là một trong những cơ hội được nhiều doanh nghiệp tận dụng thành công. Đây được coi là cách tiếp cận trực tiếp, hiệu quả đối với thị trường bản địa và khu vực, nơi có thể gặp gỡ nhiều nhà cung cấp, nhà mua hàng và các khách hàng tiềm năng. Ở lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, có thể kể đến Sial Paris, Gulfood Dubai, hay Foodex Japan đang diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản từ 7-10/3/2023.

Tại Foodex Japan năm nay, trong gần 40 doanh nghiệp Việt Nam tham dự có các tên tuổi lớn trong ngành nông nghiệp, thực phẩm như The PAN Group, Vinamilk, Hữu Nghị,…

Ở mảng nông nghiệp, thực phẩm, nhiều doanh nghiệp lớn đã tìm được hướng đi phù hợp dựa trên kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế. Có thể dễ dàng nhận thấy những cái tên lớn như PAN Group hiện diện ở nhiều triển lãm thế giới. Đại diện tập đoàn này cho biết, với danh mục sản phẩm đa dạng và tập trung vào phân khúc chất lượng cao, họ không chỉ hướng đến một vài thị trường mà đã đưa sản phẩm đến hơn 40 quốc gia. Các mặt hàng thuỷ sản như cá tra, nghêu, tôm hay thực phẩm như rau củ phối chế, bánh kẹo, hoa quả sấy, gạo, nước mắm …của PAN đều được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật, EU, Mỹ, Canada, Hàn Quốc.

Tổng doanh thu xuất khẩu năm 2022 của tập đoàn vào thị trường Nhật đạt 200 triệu USD, chiếm hơn 40% doanh thu xuất khẩu và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của PAN. Với việc sở hữu những công ty đầu ngành nông nghiệp, các sản phẩm tôm, cá tra, nông sản đông lạnh, hạt điều, snack của PAN hiện được tiêu thụ rất tốt tại thị trường Nhật. Đặc biệt, đây không phải là sản phẩm thô mà đều là các sản phẩm được chế biến sâu mang thương hiệu Tập đoàn.

Doanh nghiệp Việt có tìm được chỗ đứng tại triển lãm lớn nhất ngành F&B? - Ảnh 1.

Các khách hàng Nhật Bản đang quan tâm đến sản phẩm của Bibica.

Ngay cả với mảng bánh kẹo vốn không được coi là thế mạnh của Việt Nam tại các thị trường cao cấp, PAN cho biết Nhật Bản là thị trường truyền thống hơn 10 năm của công ty thành viên Bibica. Gia nhập thị trường từ việc cung cấp hàng gia công cho một thương hiệu nội địa Nhật, đến nay Bibica đã xuất khẩu được sản phẩm mang thương hiệu riêng và có chỗ đứng tại thị trường này. Đại diện công ty cho biết: “Kể cả trong giai đoạn dịch covid-19, Bibica có những sản phẩm chưa bao giờ chứng kiến mức suy giảm về doanh thu tại Nhật, cụ thể năm 2022 nhãn hàng đó ghi nhận mức tăng 32% so với cùng kỳ và tăng 111% so với năm 2019 trước đại dịch. Tôi hi vọng đây là những con số truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tin khai thác thị trường quốc tế cao cấp như Nhật Bản, Mỹ, hay EU.”

Để có chỗ đứng bền vững trên thị trường quốc tế, thương hiệu Việt Nam ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của nước xuất khẩu còn cần đặc biệt quan tâm đến việc gia tăng giá trị cho sản phẩm, tăng hàm lượng chế biến, giảm tối đa xuất khẩu hàng thô, và cuối cùng là đầu tư phát triển thương hiệu riêng.

Nguồn: CafeF

Tin Liên QuanMUST READ

TIN MỚI NHẤT

“Có phần” từ Lô B - Ô Môn Với sự đốc thúc liên tục của các cơ quan...
Kỳ vọng lợi nhuận tăng bằng lần Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, trong...
Yêu cầu này vừa được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm quy...
- Advertisement -

Tòa án Mỹ: Sony không ăn cắp bằng sáng chế tay cầm chơi game

Sony vừa thắng vụ kiện nửa tỉ USD liên quan đến bằng sáng chế tay cầm chơi game.

Loạt chuyên gia kiến nghị bỏ độc quyền vàng, cho nhiều doanh nghiệp sản xuất vàng miếng

Tại phiên họp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trình bày báo cáo về diễn biến kinh tế...
- Advertisement -