Linh hoạt trong giải phóng mặt bằng đầu tư công

- Advertisment -

Tại tọa đàm “Kết nối giao thông vành đai liên vùng – động lực cho phát triển bứt phá” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, trong nhiều năm trở lại đây, trong tất cả các báo cáo đánh giá về những khó khăn, vướng mắc về đầu tư công, thì nguyên nhân giải phóng mặt bằng luôn ở vị trí số một. Tức là công tác giải phóng mặt bằng là công tác rất phức tạp, có nhiều khó khăn vướng mắc khi triển khai các dự án đầu tư công. Hệ lụy dẫn tới là chậm tiến độ, giải ngân thấp…

Chính vì vậy, khi đặt vấn đề thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, trong đó có 2 dự án Vành đai 3 TP. HCM và Vành đai 4 TP. Hà Nội, công tác giải phóng mặt bằng được đặc biệt quan tâm.

Trong các nghiên cứu, đề xuất các cơ chế đặc thù, với công tác giải phóng mặt bằng, ngoài việc tách ra là dự án độc lập, thực hiện trước và sớm thì có thêm cơ chế cho phép chỉ định thầu một số nội dung công tác giải phóng mặt bằng. Ở đây có thể hình dung 2 công việc chủ chốt áp dụng hình thức chỉ định thầu: Một là di dời các hạ tầng kỹ thuật tại khu vực cần phải giải phóng. Ở đây có hạ tầng về điện, nước, viễn thông… tất cả hạ tầng này yêu cầu về mặt chuyên ngành rất cao, thường các đơn vị liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực đó mới có thể thực hiện được. Nếu chúng ta đấu thầu để làm việc này đôi khi chỉ là hình thức và chỉ có 1 nhà thầu có thể thực hiện được việc này.

Linh hoạt trong giải phóng mặt bằng đầu tư công - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương – Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

“Việc thứ hai là tái định cư. Để di dời các hộ gia đình, phải xây dựng các khu tái định cư. Việc xây dựng khu tái định cư bắt buộc phải làm rất nhanh để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nếu làm chậm công tác này, đất đã lấy của người dân rồi mà người dân vẫn chưa có nơi ở ổn định thì rất bất cập. Đó là điều hết sức quan tâm trong giải phóng mặt bằng. Việc kiến nghị cho phép chỉ định thầu trong giải phóng mặt bằng cũng được kỳ vọng là rút ngắn thời gian cho công tác giải phóng mặt bằng”, ông Phương nói..

Bên cạnh đó còn nhiều hoạt động khác. Ở 2 dự án này, công tác giải phóng mặt bằng còn khó hơn rất nhiều lần, quy mô lớn, giá trị tiền nhiều. Do vậy, ngoài chỉ định thầu có thể rút ngắn được tiến độ thì công tác điều hành, quản lý, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng cũng không kém phần quan trọng. Tất cả điều đó tổng hòa giúp rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng.

Vụ Phó Vụ Đầu tư Bộ Tài chính Dương Bá Đức cho biết, công tác giải phóng mặt bằng cũng là công tác rất vướng. Then chốt là nếu chúng ta giải quyết được mặt bằng ổn thì thi công sẽ rất tốt. Giải phóng mặt bằng là nút thắt cho tất cả các dự án. Đây là sức ép cho các địa phương. Từng địa phương phải đẩy mạnh giải phóng mặt bằng. Khi sử dụng số vốn chưa được thực hiện thì chuyển cho chỗ khác, tránh tình trạng tắc nghẽn nguồn vốn, giải phóng nguồn vốn, đó là linh hoạt. Việc này rất cần thiết, nếu đạt được tính chủ động trong giải phóng mặt bằng thì hiệu quả của dự án sẽ rất cao.

Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, giải phóng mặt bằng nhiều khi bị chốt chặt bởi cái nguyên tắc giá cả, thế là chỉ cần một vài hộ gia đình không đồng ý là toàn bộ dự án bị hỏng hết. Lúc đó cần có phương án xử lý linh hoạt hơn bởi có thể những trường hợp đòi hỏi có lý của họ, hoặc là có những yêu cầu riêng mà cần phải có. Những cái khác thì giao cho địa phương quyền tiếp cận để chọn phương án xử lý linh hoạt vấn đề này tốt nhất.

Linh hoạt trong giải phóng mặt bằng đầu tư công - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Đình Thiên. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tình thế thay đổi rất nhiều, điều kiện phong phú lắm, Trung ương không thể nào xử lý hết mọi việc được. Cho phép địa phương linh hoạt xử lý thì có thể giúp chúng ta giải quyết những tắc nghẽn, những điểm lãng phí rất ghê gớm.

“Tôi đọc những đề xuất ở đây, cũng có yêu cầu rất chặt chẽ, linh hoạt điều chuyển trong phạm vi để làm sao tổng mức không quá mức cần thiết. Tức là không được lạm dụng quyền linh hoạt để hưởng lợi. Cái này cũng là một yếu tố chặt chẽ. Tôi thấy cách tiếp cận này giống như một sáng kiến trao cho địa phương quyền chủ động để chúng ta giải quyết cho phù hợp. Tất nhiên, địa phương muốn làm tốt thì phải có giải pháp để giám sát việc này thỏa đáng”, ông Thiên nói.

Nhận định về tác động của 2 tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4, vị PGS.TS cho rằng, hoàn toàn có thể hình dung ra sự “bùng nổ” khá mạnh mẽ ở hai trung tâm tăng trưởng lớn nhất của Việt Nam. Từ sự ách tắc lâu nay phải chịu, khi khai thông, “bùng nổ” sẽ hiện ra. Chân lý “đường thông” sẽ thể hiện ở 3 điểm chính:

Thứ nhất, hành lang công nghiệp sẽ phát triển, các khu công nghiệp sẽ được định hình rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Công nghiệp theo tinh thần mới là khu công nghiệp đẳng cấp cao.

Thứ hai, là vận tải và các tuyến logistic sẽ kết nối mạnh mẽ hơn, sôi động hơn. Mục đích là hình thành các đô thị và chuỗi đô thị đẳng cấp cao, hình thành nên không gian kết nối tốt, bảo đảm cuộc sống, theo đúng tiêu chuẩn bền vững.

Thứ ba, trong tầm nhìn xa hơn nữa là nối các hành lang này với các sân bay thì có thể hình dung sự kết nối bầu trời với thế giới. Qua đó tận dụng cơ hội phục hồi để tạo ra đột phá, phát triển.

https://cafef.vn/linh-hoat-trong-giai-phong-mat-bang-dau-tu-cong-20220504201808822.chn

Nguồn: CafeF

Tin Liên QuanMUST READ

TIN MỚI NHẤT

Ngày 19/4, tại hội nghị Đối thoại và Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp do UBND quận...
Một nguồn tin rò rỉ đã hé lộ những trò chơi miễn phí sắp tới mà Epic Games Store chưa công bố.
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp...
Sau hai năm hoạt động, Shinhan Life Việt Nam đang cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng,...
- Advertisement -

Tập đoàn Coppel, Falabella kỳ vọng mở rộng thu mua sang các lĩnh vực dệt may, da giày… của Việt Nam

Theo thông tin từ Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc...

Ngân hàng Nhà nước: Sẵn sàng can thiệp vào tỷ giá

Tại buổi Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Phó Thống đốc thường...
- Advertisement -