Lỗ 442 tỷ đồng sau kiểm toán, chủ quản các thương hiệu đình đám Kem Tràng Tiền, bánh Givral… nói gì?

- Advertisment -

CTCP One Capital Hospitality (tên cũ Ocean Hospitality – OCH) vừa công bố BCTC hợp nhất năm 2021, đáng chú ý trích lập dự phòng cho loạt vấn đề khiến Công ty lỗ đến 442 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập lỗ khoảng 77 tỷ đồng.

Được biết, động thái này diễn ra sau khi OCH chính thức đổi chủ và đổi tên. Ban lãnh đạo mới cũng có cam kết sẽ cải thiện tình hình kinh doanh Công ty trong thời gian tới.

Trích lập cho những tồn đọng cũ, lỗ sau kiểm toán của OCH tăng lên 442 tỷ đồng

Giải trình về chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán, OCH cho biết do công ty mẹ đã trích lập dự phòng tổn thất hàng tồn kho đối với dự án Sài Gòn Airport, dẫn đến chỉ tiêu giá vốn hợp nhất tăng trên 100 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Bên cạnh chi phí tài chính sau kiểm toán tăng 68% thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng tới 2,5 lần lên 402 tỷ đồng do Công ty phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Kết quả, Công ty lỗ sau thuế 468 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với số lỗ trước kiểm toán là 77 tỷ. Tổng lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2021 theo đó vào mức 830 tỷ đồng.

Kiểm toán cũng nhấn mạnh về ba vấn đề đối với trường hợp của OCH, cụ thể:

Thứ nhất, công ty con của OCH là Công ty TNHH Sao Hôm Nha Trang đã bán khoản nợ phải thu của Tràng Tiền Nha Trang giá trị trên 8 tỷ đồng.

Thứ hai, OCH cũng bán khoản nợ của CTCP Du lịch và Xúc tiến Đầu tư cùng với CTCP Đầu tư Phát triển Bình An với giá trị lần lượt 1 tỷ và hơn 404 tỷ đồng. Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi của các khoản nợ này được xác định căn cứ vào khả năng thu hồi từ việc bán nợ nêu trên.

Thứ ba, dự án Khách sạn Airport tại quận Tân Bình, Tp.HCM đang được thế chấp để bảo lãnh cho khoản vay của Công ty TNHH Pegasus Thăng Long với giá trị dự phòng (được xác định trên cơ sở số dư gốc) là hơn 218 tỷ tại ngày 31/12/2021.

Giải trình, OCH cho biết các khoản nợ phải thu khó đòi trên phát sinh trong giai đoạn 2012 – 2014. Tháng 6/2022 vừa qua, công ty mẹ và đơn vị thành viên đã đồng thuận bán các khoản nợ phải thu khó đòi nói trên.

Liên quan đến dự án khách sạn tại quận Tân Bình, OCH với bên Pegasus Thăng Long có thỏa thuận hợp tác tại dự án Sài Gòn Airport Plaza. Đến năm 2014, OCH dùng tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai của Sài Gòn Airport Plaza để đảm bảo cho khoản vay của Pegasus tại Ngân hàng OceanBank. Sau khi đấu giá khoản nợ này, chủ mới đã có toàn quyền trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ cả Pegasus đối với OceanBank.

Đến tháng 5/2022, Tòa án Nhân dân Tp.Hà Nội đưa ra quyết định của bản án phúc thẩm về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa OceanBank, chủ nợ mới, Pegasus và OCH là bên liên quan. OCH khẳng định thời gian tới sẽ tham gia vào các phiên tòa nếu có để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công ty trong vụ việc trên.

Báo cáo vẫn còn một số khoản công nợ chưa đủ cơ sở đánh giá trích lập dự phòng như ý kiến kiểm toán ngoại trừ trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020. Do đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 tổ chức vào tháng 4 vừa qua, các cổ đông đã phê duyệt việc không thông qua BCTC năm 2021 tự lập và thống nhất lựa chọn đơn vị kiểm toán để rà soát lại báo cáo nhằm đưa ra số liệu và ý kiến kiểm toán phản ánh đúng đắn nhất tình hình tài chính của Công ty.

Chuyển từ lãi thành lỗ 280 tỷ đồng sau kiểm toán, OGC nói gì?

Do các biến động từ OCH, sau kiểm toán công ty mẹ là Ocean Group (OCG) cũng lỗ sau thuế khoảng 280 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập có lãi 105 tỷ đồng.

Lỗ 442 tỷ đồng sau kiểm toán, chủ quản các thương hiệu đình đám Kem Tràng Tiền, bánh Givral… nói gì? - Ảnh 1.

Giải trình OGC cũng nhấn mạnh, công ty mẹ và các đơn vị thành viên đang thực hiện tái cơ cấu các khoản đầu tư cổ phần, cổ phiếu, các dự án bất động sản và Công ty cũng đang tích cực thu hồi/bán các khoản công nợ phải thu. Vì vậy, OGC đánh giá BCTC được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là phù hợp.

So với năm ngoái, lợi nhuận cũng chênh lệch lớn, theo OGC là do ảnh hưởng của Covid-19 làm suy giảm đáng kể doanh thu các đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, khách sạn và dịch vụ; ảnh hưởng việc trích và hoàn nhập dự phòng tổn thất đầu tư, dự phòng phải thu khó đòi cũng như việc ghi nhận kết quả xử lý một số khoản công nợ phải thu và phải trả khác trong năm.

Về OGC, Công ty từng là tập đoàn đa ngành tầm cỡ 10 năm trước, với quy mô hàng chục công ty con hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực từ bất động sản, du lịch – nghỉ dưỡng, truyền thông, chứng khoán, ngân hàng, thương mại… Một số thương hiệu lớn thuộc OGC phải kể đến Sunrise Nha Trang, Sunrise Hội An, Starcity Nha Trang, Starcity Airport Ho Chi Minh City và Starcity Tây Hồ Hà Nội. Ngoài ra, Công ty còn sở hữu các thương hiệu bánh Givral và Kem Tràng Tiền.

https://cafef.vn/lo-442-ty-dong-sau-kiem-toan-chu-quan-cac-thuong-hieu-dinh-dam-kem-trang-tien-banh-givral-noi-gi-20220617092159391.chn

Nguồn: CafeF

Tin Liên QuanMUST READ

TIN MỚI NHẤT

Các chuyên gia đều cho rằng không có hệ thống nào bảo mật 100% và sự cố bị tấn công của VNDIRECT là bài học cho tất cả doanh nghiệp, tổ chức cũng như người dùng.
“Có phần” từ Lô B - Ô Môn Với sự đốc thúc liên tục của các cơ quan...
Kỳ vọng lợi nhuận tăng bằng lần Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam, trong...
Yêu cầu này vừa được Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...
- Advertisement -

Doanh thu Bancassurance giảm sâu

Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm quy...

Tòa án Mỹ: Sony không ăn cắp bằng sáng chế tay cầm chơi game

Sony vừa thắng vụ kiện nửa tỉ USD liên quan đến bằng sáng chế tay cầm chơi game.
- Advertisement -