Tổng hợp COVID-19 ngày 30/12: Tiêm vét vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 tuổi trở lên; ghi nhận 240 ca tử vong

- Advertisment -

Trong ngày 30/12, dư luận quan tâm đến những thông tin nổi bật như: Tiếp tục rà soát, tiêm vét vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 tuổi trở lên; Việt Nam có 17.000 ca

Chú thích ảnh
Học sinh huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Tiếp tục rà soát, tiêm vét vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 tuổi trở lên

Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế cho biết, ngày 17/12, Bộ đã ban hành Công văn số 10722/BYT-DP gửi các đơn vị về hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại; để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên; rà soát không bỏ sót đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm vét cho tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine.

Các cơ quan, đơn vị trung ương chủ động liên hệ và lập danh sách đối tượng đã tiêm liều cơ bản (ghi rõ loại vaccine tiêm, thời gian tiêm mũi 1, mũi 2, mũi 3 (đối với vaccine tiêm 3 liều) gửi về các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được phân công để được tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Ngày 28/12, cả nước có 811.888 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 148.198.862 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.358.030 liều, tiêm mũi 2 là 67.323.239 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 3.517.593 liều.

Về tiêm mũi 3, đến nay đã có 39 tỉnh, thành phố triển khai tiêm, trong đó các tỉnh, thành phố phía Nam tiêm nhiều nhất với hơn 1,2 triệu liều, tiếp theo là miền Bắc với hơn 720.000 liều, các tỉnh miền Trung đứng thứ 3 với hơn 45.000 liều và khu vực Tây Nguyên gần 800 liều.

Ngày 30/12, Việt Nam có 17.000 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, ghi nhận 240 ca tử vong

Tính từ 16 giờ ngày 29/12 đến 16 giờ ngày 30/12, Việt Nam ghi nhận 17.000 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, tăng 3.107 ca so với ngày trước đó.

Trong số các ca nhiễm mới, có 20 ca nhập cảnh và 16.980 ca ghi nhận trong nước tại 61 tỉnh, thành phố (có 11.404 ca trong cộng đồng).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bình Phước (tăng 704 ca), Hải Phòng (tăng 567 ca), Trà Vinh (tăng 242 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 15.289 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.714.742 ca nhiễm, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.383 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.709.042 ca, trong đó có 1.333.827 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.336 ca, trong đó có 19 ca phải chạy ECMO.

Từ 17 giờ 30 ngày 29/12 đến 17 giờ 30 ngày 30/12, cả nước ghi nhận 240 ca tử vong tại:

Tại TP Hồ Chí Minh có 37 ca; trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tây Ninh (3), Long An (2), Bình Phước (1), Bến Tre (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Bình Dương (20), An Giang (16), Cần Thơ (16), Đồng Tháp (15), Vĩnh Long (15), Tiền Giang (14), Kiên Giang (13), Hà Nội (13), Sóc Trăng (12), Bà Rịa – Vũng Tàu (11), Long An (10), Tây Ninh (9), Bến Tre (8 ), Bình Thuận (6), Cà Mau (6), Trà Vinh (5), Phú Yên (5), Huế (2), Hậu Giang (2), Hải Phòng (1), Lạng Sơn (1), Lâm Đồng (1), Đắk Lắk (1), Bạc Liêu (1).

Sở Y tế Thừa Thiên Huế bổ sung 51 ca tử vong từ ngày 31/7- 29/125/2021.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 227 ca.

Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mang biến thể Omicron trong 22 mẫu giải trình tự gen

Kết quả giải trình tự gen 22 mẫu trên các bệnh nhân dương tính tại Hà Nội cho thấy chưa ghi nhận trường hợp nào mang biến thể Omicron.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội vừa thông tin: Để chủ động giám sát, phát hiện sớm biến chủng Omicron, Trung tâm đã lấy mẫu trên các bệnh nhân có kết quả RT PCR dương tính, gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương giải trình tự gen.

Kết quả cho thấy 15/22 mẫu gửi đều thuộc biến thể Delta, chưa ghi nhận biến chủng Omicron (7 mẫu không đủ tải lượng để giải trình tự gen).

Theo đó, các mẫu được xác định thuộc biến chủng Delta phân bố tại: Chương Mỹ (2), Đống Đa (2), Quốc Oai (1), Mỹ Đức (1), Bắc Từ Liêm (1), Hoàn Kiếm (1), Mê Linh (1), Gia Lâm (1), Nam Từ Liêm (1), Hà Đông (1), Thanh Oai (1), Đông Anh (1), Hai Bà Trưng (1).

Trước đó, ngày 28/12, Bộ Y tế công bố ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam. Người này là hành khách trên chuyến bay từ Anh về sân bay Nội Bài tối 19/12, được test nhanh dương tính tại sân bay. Sau nhập cảnh, hành khách được vận chuyển bằng xe chuyên dụng về khu cách ly của Bệnh viện 108 (Hà Nội), xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính.Với yếu tố dịch tễ trở về từ Anh Quốc, ngày 20/12, Bệnh viện 108 đã tiến hành giải trình tự bộ gen SARS-CoV-2 trên bệnh nhân này, kết quả nghi ngờ nhiễm biến thể Omicron. Ngày 21/12, nhóm nghiên cứu tiến hành lấy mẫu, giải trình tự lại cho bệnh nhân.Kết quả giải trình tự gen xác định, bệnh nhân mang biến chủng Omicron (B.1.1.529), so sánh trên hệ thống phân tích cho thấy độ chính xác là 99,99%.

Để tăng cường giám sát và phòng chống biến thể Omicron, Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chủ động giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến thể mới như: Các quốc gia khu vực Nam Châu Phi và một số quốc gia khu vực châu Âu, thực hiện việc xét nghiệm, cách ly, giám sát, theo dõi y tế cho người nhập cảnh theo đúng quy định.

Hậu Giang thực hiện điều trị F0 tại nhà từ đầu năm 2022

Ngày 30/12, tại cuộc họp về kế hoạch điều trị F0 tại nhà, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: Tỉnh sẽ hoàn thiện kế hoạch để thực hiện ngay từ đầu năm 2022 nhằm giảm chi phí ngân sách nhà nước cho việc cách ly điều trị người mắc COVID-19 tại các cơ sở y tế, từng bước thích ứng mục tiêu đảm bảo phòng, chống dịch trong tình hình mới.

Theo kế hoạch, người mắc COVID-19 tại Hậu Giang sẽ được điều trị tại nhà khi đáp ứng các điều kiện: Được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên; không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Người không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường; đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày; có đủ 3 yếu tố sau trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi; không có bệnh nền; phụ nữ không đang mang thai.

Cùng với đó, người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh… cũng như có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu. Trường hợp người mắc COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc.

XC/Báo Tin tức

Nguồn: BAOTINTUC

Tin Liên QuanMUST READ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

TIN MỚI NHẤT

Tại Gala trao giải Vietnam Game Awards 2024 diễn ra tối 11.5.2024 vừa qua, các sản phẩm đến từ VTC Mobile được xướng tên tại nhiều mục giải thưởng danh giá.
Bộ Công thương đề xuất mức tối thiểu 70%, EVN đề xuất 65% Trong Dự thảo Nghị định...
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi đi ngang trong ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công...
- Advertisement -

Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Cũng từ thời điểm này, khu vực doanh nghiệp sẽ đóng góp khoảng 65 - 70% GDP cả...

Vàng, ngoại tệ đã hình thành thị trường ngầm do hạn chế trong quản lý

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ý kiến trên được phản ánh tại báo cáo...
- Advertisement -